Trong một xã hội số của CMCN 4.0, việc chuyển đổi số là đương nhiên, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tìm cho mình các giải pháp tổng thể và hướng đi đúng để giải quyết các vấn đề của mình tốt nhất, phù hợp với xu hướng công nghệ chung.
Công nghệ thực tế ảo (trong tiếng Anh là Virtual Reality – VR) là một thuật ngữ để miêu tả một môi trường ngoài đời thật được ảo hóa – giả lập thành một môi trường 3D trên máy tính. Các môi trường giả lập này chính là hình ảnh do con người chủ động thiết kế, dựng lên thông qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng như 3Ds Max, blender, revit, Rhino,sketchup… sau đó được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua cái loại kính thực tế ảo – VR handset.
Mục đích chính là mang lại cho người xem những trải nghiệm thực tế nhất – như đang ở chính trong không gian đó, nhờ được sự hỗ trợ của công nghệ có thể tác động trực tiếp tới thị giác, thính giác và các giác quan khác. Hay nói cách khác, công nghệ này giúp người dùng có thể trải nghiệm chìm đắm vào các sự việc diễn ra trong thế giới thực thông qua mô phỏng không gian ảo. Vì vậy, thực tế ảo hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: lĩnh vực Y tế; lĩnh vực quân sự; Đào tạo, huấn luyện, dạy nghề; lĩnh vực Xây dựng… và mang lại hiệu quả rất cao.
Hiện tại các hệ thống thực tế ảo tiêu chuẩn sử dụng thiết bị ứng dụng VR để tạo ra hình ảnh thực tế, âm thanh và một số cảm giác của người dùng mô phỏng sự hiện diện vật lý trong môi trường ảo. Một người sử dụng thiết bị thực tế ảo có thể nhìn xung quanh không gian nhân tạo, di chuyển xung quanh và tương tác với các tính năng hoặc vật trong môi trường ảo. Hiệu ứng thực tế ảo được tạo ra bởi các thiết bị ứng dụng VR bao gồm thiết bị gắn trên đầu với màn hình nhỏ trước mắt, hoặc cũng có thể được tạo ra thông qua các gian phòng được thiết kế đặc biệt với nhiều màn hình lớn.
Hiện nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong công tác đào tạo, huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Cụ thể, theo thống kê của Cục Cứu hỏa Hoa Kỳ, từ năm 2008-2019 đã có nhiều lính cứu hỏa bị thiệt mạng vì chấn thương trong quá trình tập huấn, huấn luyện công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nhằm hạn chế những hy sinh vô nghĩa trong quá trình tập luyện như trên Chính phủ Hoa kỳ đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ thực tế ảo để đào tạo cho lính chữa cháy, cứu nạn. Bước đầu, giải pháp trên đã giảm thiểu được tối đa các tai nạn, chấn thương và nâng cao hiệu quả trong quá trình đào tạo, huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Qua thực tế áp dụng công nghệ thực tế ảo trong công tác đào tạo, huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã thể hiện các ưu điểm, hiệu quả cụ thể.
Hiện nay công tác đào tạo, huấn luyện theo phương pháp truyền thống vẫn tạo ra hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đào tạo huấn luyện theo phương pháp truyền thống còn tồn tại một số nhược điểm như: Người học sẽ tiếp thu kiến thức theo cách thụ động, thiên về các kiến thức lý thuyết; ít có điều kiện được thực hành, chủ động tìm hiểu, khó áp dụng trong thực tế; tài liệu, video,hình ảnh minh họa không thể mô tả được hết được nội dung bài giảng muốn truyền tải.
Mặt khác, việc tạo dựng các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn thực hiện trong môi trường thực tế không phải chuyện dễ dàng, nó phụ thuộc vào thời tiết, thời gian, địa điểm, chi phí và đặc biệt là khó có thể tự độc lập được thực hành một lần mà chưa nói đến muốn làm nhiều lần cho thuần thục thành một kỹ năng.
Trong đào tạo, huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thể là bước đột phá mới cho công tác huấn luyện. Thay vì các động tác, bài giảng đó từ trước đến nay đang được truyền đạt bằng các phương pháp truyền thống, thủ công cồng kềnh sẽ thay bằng kết hợp cách dạy truyền thống và ứng dụng công nghệ VR trong đào tạo huấn luyện.
Người học được thực hành trên môi trường thực tế ảo, giống như môi trường thực tế, nhưng nội dung phong phú hơn, tình huống đa dạng hơn và có thể thực hành được nhiều lần, dễ dàng tiếp cận. Như vậy chi phí thực hiện sẽ giảm xuống, đỡ nguy hiểm, hiệu quả cao đó là cách làm mới, hướng đi mới phù hợp với sự phát triển công nghệ và nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Mặc dù công nghệ thực tế ảo có nhiều ưu điểm vượt trội khi áp dụng, nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ cụ thể như sau:
Không cần lửa, ống nước, hay bất kỳ đạo cụ nào, lính cứu hỏa ở Úc sẽ được huấn luyện thông qua công nghệ thực tế ảo
Lính cứu hỏa ở Úc có lẽ là nhóm lính cứu hỏa bận rộn nhất năm qua khi hàng ngàn đợt cháy rừng lớn tàn phá khắp xử sở chuột túi, gây thiệt hại cho hàng triệu héc ta rừng và gần năm trăm triệu loài động vật bị ảnh hưởng bởi đợt hỏa hoạn này. Thế nhưng đợt hỏa hoàn vừa qua cũng vượt qua bất kỳ đợt diễn tập phòng cháy chữa cháy nào từ trước đến nay, điều này khiến cho Bộ cứu hỏa của Úc phải tìm ra cách huấn luyện các nhóm lính cứu hỏa ở Úc để có thể đối mặt với các thảm họa trong tương lai. Cuối cùng, họ lựa chọn công nghệ thực tế ảo để tạo ra môi trường mô phỏng chân thực nhất cho đợt huấn luyện này.
Qua thực tế áp dụng và triển khai trong thực tế; cân nhắc các ưu, nhược điểm của công nghệ VR, ngày nay nhiều lĩnh vực, đơn vị đã đầu tư công nghệ thực tế ảo vào đào tạo, huấn luyện. Hiện nay trên Thế giới, một số nước như Hoa Kỳ và Úc đã tổ chức đào tạo lính chữa cháy bằng công nghệ VR.
Thiết nghĩ, tại Việt Nam việc cân nhắc đưa công nghệ thực tế ảo này vào công tác tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC và CNCH hoặc đơn giản chỉ là trải nghiệm công tác PCCC và CNCH trong các tình huống cụ thể sẽ mang lại nhiều lợi ích, tiết kiệm chi phí đầu tư cho công tác này./.
Không cần lửa, ống nước, hay bất kỳ đạo cụ nào, lính cứu hỏa ở Úc sẽ được huấn luyện thông qua công nghệ thực tế ảo
Lính cứu hỏa ở Úc có lẽ là nhóm lính cứu hỏa bận rộn nhất năm qua khi hàng ngàn đợt cháy rừng lớn tàn phá khắp xử sở chuột túi, gây thiệt hại cho hàng triệu héc ta rừng và gần năm trăm triệu loài động vật bị ảnh hưởng bởi đợt hỏa hoạn này.
Thế nhưng đợt hỏa hoàn vừa qua cũng vượt qua bất kỳ đợt diễn tập phòng cháy chữa cháy nào từ trước đến nay, điều này khiến cho Bộ cứu hỏa của Úc phải tìm ra cách huấn luyện các nhóm lính cứu hỏa ở Úc để có thể đối mặt với các thảm họa trong tương lai. Cuối cùng, họ lựa chọn công nghệ thực tế ảo để tạo ra môi trường mô phỏng chân thực nhất cho đợt huấn luyện này.
Ông James Mullins, giám đốc của Flaim Systems, cho biết : “Các hệ thống thực tế ảo đem đến những tình huống nguy hiểm nhất cho người dùng, ở đó chúng tôi để họ ra các quyết định và tự phạm sai lầm để có thể học hỏi từ đó.”